Thí nghiệm máy biến áp lực

7.1 Khái niệm về thí nghiệm máy biến áp

Để xác định chất lượng máy biến áp điện lực trong quá trình chế tạo, khi xuất xưởng, trong vận hành hàng năm nhằm mục đích giám sát chất lượng, giảm xác suất sự cố, lên kế hoạch dự phòng, sửa chữa, thay thế các máy biến áp điện lực, trong công nghiệp điện lực qui định các hạng mục cụ thể cần tiến hành thí nghiệm đối với từng trường hợp nêu trên

7.2 Các hạng mục thí nghiệm máy biến áp

  • Phân loại theo ý nghĩa:
  1. Thí nghiệm giám sát chất lượng trong sản xuất MBA.
  2. Thí nghiệm xác định chất lượng loạt sản phẩm (các thí nghiệm đặc biệt chỉ tiến hành để thẩm định một kiểu thiết kế MBA).
  3. Thí nghiệm xuất xưởng.
  4. Thí nghiệm nghiệm thu trước khi đưa máy biến áp vào vận hành.
  5. Thí nghiệm định kỳ.
  6. Thí nghiệm kiểm tra sau sự cố bất thường.
  • Phân loại theo mục đích:
  1. Thí nghiệm xác định chất lượng cách điện.
  2. Thí nghiệm xác định thông số kỹ thuật, thông số cấu trúc.
  3. Thí nghiệm xác định các thông số kỹ thuật mở rộng.

7.2.1 Thí nghiệm xác định chất lượng Cách điện chính

  1. Đo điện trở cách điện.
  2. Xác định hệ số tổn thất điện môi.
  3. Thử nghiệm chịu điện áp một chiều tăng cao và xác định dòng điện rò.
  4. Thử nghiệm chịu điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp.
  5. Thử nghiệm chịu điện áp xung thao tác.
  6. Thử nghiệm chịu điện áp xung sét tiêu chuẩn.
  7. Thử nghiệm phóng điện cục bộ.

7.2.2 Thí nghiệm xác định chất lượng Cách điện vòng

  1. Thử nghiệm chịu điện áp quá áp cảm ứng tần số cao.
  2. Thử nghiệm đo điện áp phân bố khi chịu điện áp xung sét tiêu chuẩn.

7.2.3 Thí nghiệm xác định chất lượng dầu cách điện

  1. Thí nghiệm xác định điện áp chọc thủng tần số công nghiệp trong điện trường của điện cực tiêu chuẩn.
  2. Thí nghiệm xác định hệ số tổn thất điện môi.
  3. Thí nghiệm xác định hàm lượng ẩm.
  4. Thí nghiệm xác định nhiệt độ chớp cháy (trong cốc kín).
  5. Thí nghiệm xác định tạp chất cơ học.
  6. Thí nghiệm xác định chỉ số Axit.
  7. Thí nghiệm phân tích hàm lượng khí hòa tan (sắc ký khí).
Đọc thêm:  Các phương pháp đánh giá và thử nghiệm thiết bị điện

7.2.4 Thí nghiệm xác định các thông số kỹ thuật và cấu trúc

  • Các thông số kỹ thuật cơ bản:
  1. Thí nghiệm xác định tổ đấu dây.
  2. Thí nghiệm xác định tỉ số biến áp.
  3. Thí nghiệm không tải.
  4. Thí nghiệm ngắn mạch.
  5. Thí nghiệm xác định độ ổn định nhiệt.
  • Các thông số kỹ thuật mở rộng:
  1. Thí nghiệm hiệu chỉnh đồ thị vòng bộ chuyển nấc phân áp.
  2. Thí nghiệm xác định khả năng chịu áp lực của vỏ máy.
  3. Thí nghiệm xác định độ kín của vỏ máy.
  4. Thí nghiệm xác định độ ồn.
  5. Thí nghiệm xác định độ ổn định động (thí nghiệm ngắn mạch trực tiếp ở điện áp định mức).

7.4 Thí nghiệm định kỳ

Thí nghiệm định kỳ máy biến áp tiến hành theo chu kỳ hàng năm. Các hạng mục thí nghiệm định kỳ máy biến áp nhằm mục đích kiểm tra chất lượng máy biến áp sau một năm vận hành.

Căn cứ theo số liệu thí nghiệm, kết hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật và nhật ký vận hành, Kỹ Sư Trưởng đơn vị chủ quản sẽ quyết định cho máy biến áp tiếp tục vận hành hoặc đưa ra sửa chữa.

Các số liệu thí nghiệm định kỳ máy biến áp cần được lưu lại trong lý lịch máy để theo dõi trong quá trình vận hành. Khối lượng các hạng mục thí nghiệm định kỳ máy biến áp được liệt kê sau đây có tính tổng quát. Các hạng mục áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể phù hợp với công suất và điện áp định mức từng máy được qui định rõ trong “ Qui trình vận hành và sửa chữa máy biến áp” do EVN ban hành ngày 23/5/1997.

Đọc thêm:  THÍ NGHIỆM ĐIỆN TRỞ CÁCH ĐIỆN CỦA CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN_PHẦN 1

7.4.1 Khối lượng các hạng mục thí nghiệm định kỳ:

  1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài
  2. Đo điện trở cách điện
  3. Thí nghiệm không tải (hoặc không tải nhỏ)
  4. Thí nghiệm dầu
  5. Thí nghiệm đo hệ số tổn thất điện môi (Tgd hay DF)
  6. Thí nghiệm đo điện trở cuộn dây bằng dòng một chiều (điện trở một chiều cuộn dây)
  7. Thử cao thế một chiều và đo dòng điện rò
  8. Thử cao thế xoay chiều tăng cao
  9. Đóng điện xung kích máy biến áp
  10. Thử cách điện vòng dây bằng điện áp cảm ứng

7.5 Giới thiệu các tiêu chuẩn thí nghiệm MBA

Máy biến áp được thiết kế, chế tạo và vận hành trong một hệ thống điện có các đặc tính về điện đã được tính toán khi thiết kế hệ thống.

Trên thực tế các tiêu chuẩn của các hệ thống điện trên thế giới nói chung không hoàn toàn giống nhau. Các chế độ làm việc của hệ thống cần phải tính toán xác định. Từ đó mới có các điều kiện khung (tiêu chuẩn của lưới; điều kiện kỹ thuật của lưới) để xác định các tiêu chuẩn thiết kế chế tạo, kèm theo đó là tiêu chuẩn thí nghiệm máy biến áp trong lắp mới và trong thí nghiệm định kỳ.

Các hệ thống tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn của Hiệp Hội Điện Lực Quốc Tế về Máy biến áp (Tiêu chuẩn IEC – 76)

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1984-1994

Tiêu chuẩn của ngành điện Việt Nam (Tiêu chuẩn ngành TCN 26-87)

Tiêu chuẩn của ”Qui trình vận hành và sửa chữa máy biến áp” do EVN ban hành theo quyết định số 623 ĐVN/KTNĐ ngày 25/5/1997 (Hiện hành)

Các Tiêu chuẩn của các nhà chế tạo (cần tham khảo, xem xét phù hợp với các thông số kỹ thuật của lưới điện hiện hành hay không)

Viết một bình luận